Loading web-font TeX/Math/Italic

Saturday, March 30, 2019

Đa thức- Viet

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức T=\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{2\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{3\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{6\pi}{7}}

Ý tưởng: Ta thấy T=\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{3\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{5\pi}{7}}. Ta sẽ xây dựng đa thức bậc ba nhận \sin^2\dfrac{\pi}{7},\sin^2\dfrac{3\pi}{7},\sin^2\dfrac{5\pi}{7} làm nghiệm. Để làm điều này ta sẽ tìm đa thức nhận \cos\dfrac{2\pi}{7},\cos\dfrac{6\pi}{7},\cos\dfrac{10\pi}{7} làm nghiệm.
Giải:
Ta có: T=\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{3\pi}{7}}+\dfrac{1}{\sin^2\dfrac{5\pi}{7}}
Đặt y=\dfrac{2\pi}{7} ta có 7y=2\pi hay 4y=2\pi-3y.  Suy ra \cos 4y=\cos 3y. Suy ra 
2\cos^2 2y-1=4\cos^3y-3\cos y\Longrightarrow 8\cos^4y-8\cos^2y+1=4\cos^3 y-3\cos y
\cos y\ne 1 nên ta có 
8\cos^3y+4\cos^2y-4\cos y-1=0
\Longrightarrow 64\left(\sin^2\dfrac{y}{2}\right)^3-112\left(\sin^2\dfrac{y}{2}\right)^2+56\sin^2\dfrac{y}{2}-7=0
Do đó \sin^2\dfrac{\pi}{7} là nghiệm của đa thức 64x^3-112x^2+56x-7=0. Chứng minh tương tự thì \sin^2\dfrac{3\pi}{7}\sin^2\dfrac{5\pi}{7} cũng vậy. Đặt các giá trị này lần lượt là a,b,c thì theo định lý Viet ta có a+b+c=\dfrac{112}{64},ab+bc+ca=\dfrac{56}{64},abc=\dfrac{7}{64}.  Từ đó ta có 
T=\dfrac{ab+bc+ca}{abc}=8.

Bài 2: Cho các số thực a,b,c thoả a<b<c và là nghiệm của phương trình x^3-3x+1=0. Chứng minh rằng: a^2-c=b^2-a=c^2-b=2.
Ý tưởng: Từ đề bài ta thấy rằng: c=a^2-2,a=b^2-2,b=c^2-2. Vậy ta có thể dự đoán hướng đi như sau:
Bước 1: Chứng minh a^2-2,b^2-2,c^2-2 cũng là nghiệm của phương trình x^3-3x+1
Bước 2: Sắp thứ tự lại cho các nghiệm này để đưa ra đẳng thức tương ứng.
Giải:
Theo định lý Viet, ta có:
a+b+c=0, ab+bc+ca=-3, abc=-1
Ta có 
  • (a^2-2)+(b^2-2)+(c^2-2)=(a+b+c)^2-2(ab+bc+ca)-6=0
  • (a^2-2)(b^2-2)+(b^2-2)(c^2-2)+(c^2-2)(a^2-2)

=a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2-4(a^2+b^2+c^2)+12
=(ab+bc+ca)^2-2abc(a+b+c)-4(a+b+c)^2+8(ab+bc+ca)=-3
  • (a^2-2)(b^2-2)(c^2-2)=a^2b^2c^2-2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)+4(a^2+b^2+c^2)-8=-1

Từ đó suy ra a^2-2, b^2-2,c^2-2 là nghiệm của phương trình x^3-3x+1=0.
 Mặt khác do abc=-1 nên trong ba số a,b,c chỉ có 1 số âm theo thứ tự a<b<c thì a<b,c>0. Do đó b^2-2<c^2-2. Mặt khác a=-b-c nên a^2=b^2+c^2+2bc>c^2 do đó a^2-2>c^2-2>b^2-2
Từ đó suy ra 
a^2-2=c, c^2-2=b, b^2-2=a
Suy ra điều phải chứng minh.

Ở trên ta đã sử dụng một số công thức biển đổi khá phổ biến xung quanh p=a+b+c, q=ab+bc+ca,r=abc. Sau đây là một số biến đổi cơ bản mà người ta hay hỏi là biến đổi p,q,r.
  • a^2+b^2+c^2=p^2-2q
  • a^3+b^3+c^3=p^3-3pq+3r
  • a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2=q^2-2pr
  • (a+b)(b+c)(c+a)=pq-r
  • (a+b)(b+c)+(b+c)(c+a)+(a+b)(a+c)=p^2+q
Bài 3: Đặt u_n=\cos^n\dfrac{\pi}{7}+\cos^n\dfrac{3\pi}{7}+\cos^n\dfrac{5\pi}{7}.
a) Tính các giá trị u_1,u_2.u_3.u_4
b) Chứng minh rằng u_n là số hữu tỷ với mọi n\in \mathbb{N}
Giải
Ta sẽ xây dựng đa thức nhận \cos\dfrac{\pi}{7},\cos\dfrac{3\pi}{7},\cos\dfrac{5\pi}{7} làm nghiệm. Dễ thấy các giá trị này đều khác 1.
Đặt y=\dfrac{\pi}{7}. Ta suy ra 4y=\pi-3y. Từ đó ta có
\cos 4y=-\cos 3y\Longrightarrow 8\cos^4 y-8\cos^2 y+1=3\cos y-4\cos^3 y
\Longrightarrow 8\cos^3 y-4\cos^2 y-4\cos y+1=0
Do đó \cos y là nghiệm của phương trình 8x^3-4x^2-4x+1=0. Tương tự \cos\dfrac{3\pi}{7}, \cos\dfrac{5\pi}{7} cũng vậy và ta đặt các giá trị này lần lượt là a,b,c.
Khi đó
a+b+c=\dfrac{1}{2},ab+bc+ca=\dfrac{-1}{2},abc=\dfrac{-1}{8}
Dễ dàng có
u_1=a+b+c=\dfrac{1}{2}
u_2=a^2+b^2+c^2=(a+b+c)^2-2(ab+bc+ca)=\dfrac{5}{4}
u_3=a^3+b^3+c^3=(a+b+c)^3-3(a+b+c)(ab+bc+ca)+3abc=\dfrac{1}{2}
u_4=a^4+b^4+c^4=(a^2+b^2+c^2)^2-2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)
=\left[(a+b+c)^2-2(ab+bc+ca)\right]^2-2\left[(ab+bc+ca)^2-2abc(a+b+c)\right]=\dfrac{13}{16}
Trước khi đi vào ý còn lại (ý b)) ta hãy tự hỏi rằng: Liệu có mối liên hệ nào giữa các u_n hay không? Câu trả lời là có! Và đáp án cho câu hỏi này chính là kết quả đẹp và kinh điển. Công thức đồng nhất Newton, Girard ( có thể tổng quát cho n biến). Trong trường hợp này ta có dãy như sau:
u_1-p=0
u_2-pu_1+2q=0
u_3-pu_2+u_1q+3r=0
u_4-pu_3+u_2q+4u_1=0
Với i\le 4 thì 
u_i-pu_{i-1}+qu_{i-2}+ru_{i-3}=0
Thông qua quy nạp ta dễ dàng chứng minh được ý b).

No comments:

Post a Comment