Định lý Ptolemy: Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp đường tròn (O). Khi đó
AC.BD=AB.CD+AD.BC
Chứng minh:
Trên AC lấy E sao cho \widehat{ABE}=\widehat{CBD}.
Khi đó ta chứng minh được \Delta ABE\sim \Delta DBC suy ra AB.CD=AE.BD.
Tương tự ta chứng minh được \Delta BEC\sim \Delta ABD suy ra CE.BD=BC.AD.
Từ đó cộng vế với vế ta có điều phải chứng minh.
Định lý 2: (Dạng mạnh của định lý Ptolemy) Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp đường tròn (O) với AB=a,BC=b,CD=c,DA=d. Khi đó ta có
AC^2=\dfrac{(ac+bd)(ad+bc)}{ab+cd}
và BD^2=\dfrac{(ac+bd)(ab+cd)}{ad+bc}
Chứng minh:
Ta có
AC^2=(a^2+b^2-2ab.\cos \widehat{ABC}=b^2+d^2-2cd.\cos \widehat{ADC}
Mà tứ giác ABCD nội tiếp nên \widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^o hay \cos\widehat{ABC}=-\cos\widehat{ADC}. Từ đây ta có
\cos \widehat{ABC}=\dfrac{a^2+b^2-c^2-d^2}{2(ab+cd)}
Thay vào biểu thức AC^2 ta có
AC^2=\dfrac{(ac+bd)(ad+bc)}{ab+cd}
Thay vào biểu thức AC^2 ta có
AC^2=\dfrac{(ac+bd)(ad+bc)}{ab+cd}
Tương tự ta có điều phải chứng minh.
Hệ quả của định lý Ptolemy là định lý mà ta hay gọi là định lý Stewart
Định lý 3 (Định lý Stewart) Cho tam giác ABC và D là điểm nằm trên cạnh BC. Đặt DB=m,DC=n,d=AD. Khi đó
a(d^2+mn)=b^2m+c^2n
Chứng minh
Cho tia AD cắt (ABC) tại P.
Thông qua tam giác đồng dạng, ta chứng minh được
\dfrac{BP}{m}=\dfrac{b}{d}; \dfrac{CP}{n}=\dfrac{c}{d}
Mặt khác ta có DP.d=mn hay DP=\dfrac{mn}{d}
Áp dụng định lý Ptolemy, ta có
BC.AP=AC.BP+AB.CP
Thay các giá trị trên theo a,b,c,m,n,d ta có điều phải chứng minh.
Bài toán:(IMO-2001) Let a>b>c>d is postive integers and suppose that
ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-a+c).
(Cho các số dương a,b,c,d thoả a>b>c>d và ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-a+c). Chứng minh rằng ab+cd không thể là số nguyên tố.)
Nhận xét:
Ta có thể viết lại điều kiện dưới dạng a^2+c^2-ac=b^2+d^2+bd. Từ đây có thể thấy hai về là độ dài hai cạnh của hai tam giác. Từ đây ta có thể hình dung là tam giác này có chung một cạnh. Hơn nữa hai góc đội diện cạnh này của hai tam giác là 60^o và 120^o. Do đó có thể thấy hai tam giác đang đề cập chính là một tứ giác nội tiếp và cạnh chung của hai tam giác chính là đường chéo của chúng. Vậy ta hãy xem về tính chất hình học, tứ giác này có gì đặc biệt?
Chứng minh.
Xét tứ giác nội tiếp ABCD sao cho AB=a,BC=c,CD=b,DA=d và \widehat{ABC}=60^o, \widehat{ADC}=120^o. Từ đó dễ dàng suy ra
AC=\sqrt{a^2-ac+c^2}=\sqrt{b^2+d^2+bd}
Theo định lý 2 thì
AC^2=\dfrac{(ab+cd)(ad+bc)}{ac+bd}
Giả sử phản chứng ab+cd là số nguyên tố p nào đó. Ta có
p>ac+bd>ad+bc.
Đặt y=ac+bd,x=ad+bc. Khi đó
p.\dfrac{x}{y}
không thể là số nguyên nếu p là số nguyên tố và x<y<p vì nếu số này nguyên thì xp chia hết cho y, kết hợp với y,p nguyên tố cùng nhau thì x chia hết cho y. Từ đây suy ra x=0 (vì 0\le x\le y) nhưng đây là mâu thuẫn. Mặt khác AC=a^2+c^2-ac là số nguyên. Do đó giải sử sai và ta có điều phải chứng minh.
Hệ quả của định lý Ptolemy là định lý mà ta hay gọi là định lý Stewart
Định lý 3 (Định lý Stewart) Cho tam giác ABC và D là điểm nằm trên cạnh BC. Đặt DB=m,DC=n,d=AD. Khi đó
a(d^2+mn)=b^2m+c^2n
Chứng minh
Cho tia AD cắt (ABC) tại P.
Thông qua tam giác đồng dạng, ta chứng minh được
\dfrac{BP}{m}=\dfrac{b}{d}; \dfrac{CP}{n}=\dfrac{c}{d}
Mặt khác ta có DP.d=mn hay DP=\dfrac{mn}{d}
Áp dụng định lý Ptolemy, ta có
BC.AP=AC.BP+AB.CP
Thay các giá trị trên theo a,b,c,m,n,d ta có điều phải chứng minh.
Bài toán:(IMO-2001) Let a>b>c>d is postive integers and suppose that
ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-a+c).
Prove that ab+cd is not prime.
(Cho các số dương a,b,c,d thoả a>b>c>d và ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-a+c). Chứng minh rằng ab+cd không thể là số nguyên tố.)
Nhận xét:
Ta có thể viết lại điều kiện dưới dạng a^2+c^2-ac=b^2+d^2+bd. Từ đây có thể thấy hai về là độ dài hai cạnh của hai tam giác. Từ đây ta có thể hình dung là tam giác này có chung một cạnh. Hơn nữa hai góc đội diện cạnh này của hai tam giác là 60^o và 120^o. Do đó có thể thấy hai tam giác đang đề cập chính là một tứ giác nội tiếp và cạnh chung của hai tam giác chính là đường chéo của chúng. Vậy ta hãy xem về tính chất hình học, tứ giác này có gì đặc biệt?
Chứng minh.
Xét tứ giác nội tiếp ABCD sao cho AB=a,BC=c,CD=b,DA=d và \widehat{ABC}=60^o, \widehat{ADC}=120^o. Từ đó dễ dàng suy ra
AC=\sqrt{a^2-ac+c^2}=\sqrt{b^2+d^2+bd}
Theo định lý 2 thì
AC^2=\dfrac{(ab+cd)(ad+bc)}{ac+bd}
Giả sử phản chứng ab+cd là số nguyên tố p nào đó. Ta có
p>ac+bd>ad+bc.
Đặt y=ac+bd,x=ad+bc. Khi đó
p.\dfrac{x}{y}
không thể là số nguyên nếu p là số nguyên tố và x<y<p vì nếu số này nguyên thì xp chia hết cho y, kết hợp với y,p nguyên tố cùng nhau thì x chia hết cho y. Từ đây suy ra x=0 (vì 0\le x\le y) nhưng đây là mâu thuẫn. Mặt khác AC=a^2+c^2-ac là số nguyên. Do đó giải sử sai và ta có điều phải chứng minh.
No comments:
Post a Comment