Loading web-font TeX/Main/Regular

Monday, March 25, 2019

Đề thi HKII 2012-2013

Đề thi học kì II của mình vào 7 năm trước:3 

Bài 1: Tính các giới hạn sau:
a) \displaystyle\lim_{x\to-4}\dfrac{\sqrt{4-3x}-4}{x^2-16}
b) \displaystyle\lim_{x\to -\infty}\dfrac{\sqrt{2x^2-1}-2x}{1-\sqrt{x^2+3}}
Bài 2:  Xét sự liên tục của hàm số f(x)=\left\{\begin{matrix}\dfrac{-(x+1)}{x^2+6x+5}&\text{ khi } x>-1\\\sqrt{3-x}-\dfrac{9}{4}&\text{ khi } x\le -1\end{matrix}\right. tại x_o=-1.
Bài 3: Tính đạo hàm của các hàm số:
a) y=\left(x^3-2\sqrt{x}+1\right)^10
b) y=\sin 4x.\cos\left(\dfrac{x}{2}\right)
Bài 4: Cho hàm số y=\dfrac{x^2-2x}{x+1} có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có tung độ bằng 0.
Bài 5: Chứng minh rằng phương trình sau có hai nghiệm âm:
(x^2+1)x^2+(3m^2+2)x+2m^2+\dfrac{1}{2}=0
trong đó m là tham số thuộc tập \mathbb{R}.

Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại AB. Biết BC=AB=2AD=2a; SH\perp (ABC) với H là trung điểm AB và mặt bên SAB là tam giác đều.
a) Chứng minh các mặt bên SADSBC là các tam giác vuông.
b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (SAD)(SBC).
c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng ADSC.
d) Tính khoảng cách từ A đến (SCD).

GIẢI

Bài 1:
a) Ta có 
\displaystyle\lim_{x\to -4}\dfrac{\sqrt{4-3x}-4}{x^2-16}=\lim_{x\to -4}\dfrac{(4-3x)-16}{(x-4)(x+4)(\sqrt{4-3x}+4)}
\displaystyle=\lim_{x\to-4}\dfrac{-3}{(x-4)(\sqrt{4-3x}+4}=\dfrac{3}{64}
b) Ta có:
\lim_{x\to-\infty}\dfrac{\sqrt{2x^2-1}-2x}{1-\sqrt{x^2+3}} =\lim_{x\to-\infty}\dfrac{\sqrt{x^2(2-1/x^2)}-2x}{1-\sqrt{x^2(1+3/x^2)}}
\displaystyle=\lim_{x\to-\infty}\dfrac{|x|\sqrt{2-1/x^2}-2x}{1-|x|\sqrt{1+3/x^2}}=\lim_{x\to\infty}\dfrac{-x\sqrt{2-1/x^2}-2x}{1+x\sqrt{1+3/x^2}}
\displaystyle=\lim_{x\to-\infty}\dfrac{-\sqrt{2-1/x^2}-2}{1/x+\sqrt{1+3/x^2}}=-\sqrt{2}-2
Bài 2: Ta có 
\displaystyle\lim_{x\to-1^+}f(x)dx=\lim_{x\to-1^+}\dfrac{-(x+1)}{x^2+6x+5}=\lim_{x\to-1^+}\dfrac{-(x+1)}{(x+1)(x+5)}
\displaystyle=\lim_{x\to-1^+}\dfrac{-1}{x+5}=\dfrac{-1}{4}
\displaystyle\lim_{x\to-1^-}f(x)dx=\lim_{x\to-1^-}\left(\sqrt{3-x}-\dfrac{9}{4}\right)=\lim_{x\to-1^-}\left(\sqrt{3-x}-\dfrac{9}{4}\right)=\dfrac{-1}{4}
f(-1)=\dfrac{-1}{4}
Suy ra \lim_{x\to-1^+}f(x)=\lim_{x\to-1^-}f(x)=f(-1). Do đó f liên tục tại x_o=-1.
Bài 3:
a) Ta có:
y'=10(x^3+2\sqrt{x}+1)^9.(x^3+2\sqrt{x}+1)'=10(x^3+2\sqrt{x}+1)^9.\left(3x^2+\dfrac{1}{\sqrt{x}}\right).
b) Ta có:
y'=\left(\sin 4x\right)'.\cos \dfrac{x}{2}+\left(\cos\dfrac{x}{2}\right)'.\sin4x=4\cos 4x.\cos\dfrac{x}{2}-\dfrac{1}{2}\sin\dfrac{x}{2}.\sin4x
Bài 4: Ta có y=\dfrac{x^2-2x}{x+1} suy ra y'=\dfrac{(x^2-2x)'.(x+1)-(x+1)'(x^2-2x)}{(x+1)^2}=\dfrac{x^2+2x-2}{(x+1)^2}.
Gọi x_o là hoành độ tiếp điểm của tiếp tuyến cần tìm. Theo giả thiết bài toán thì ta có phương trình
\dfrac{x_o^2-2x_o}{x_o+1}=0
\Longleftrightarrow x_o^2-2x_o=0\Longleftrightarrow x_o=0 hay x_o=2
  • Với x_o=0 thì phương trình tiếp tuyến cần tìm là 
y=y'(x_o).(x-x_o)+y(x_o)\Longleftrightarrow y=\dfrac{x_o^2+2x_o-2}{(x_o+1)^2}.(x-x_o)+y(x_o)\Longleftrightarrow y=-2x
  • Với x_o=0 thì phương trình tiếp tuyến cần tìm là 
y=y'(x_o).(x-x_o)+y(x_o)\Longleftrightarrow y=\dfrac{x_o^2+2x_o-2}{(x_o+1)^2}.(x-x_o)+y(x_o)\Longleftrightarrow y=\dfrac{2}{3}(x-2)
Bài 5: Ý tưởng: Ta xem xét các đại lượng đi theo m^2  là x^2+3x+2. Khi đó ta chọn x sao cho đại lượng này bằng 0. Hay nói cách khác x=-1 hoặc x=-2.
 Xét f(x)=(m^2+1)x^2+(3m^2+2)x+2m^2+\dfrac{1}{2} liên tục trên (-2,-1), ta có
f(-1)=\dfrac{-1}{2},f(-2)=\dfrac{1}{2} là hai giá trị trái dấu.
Do đó có số thực c\in(-2,-1) sao cho f(c)=0. Do đó phương trình ban đầu có nghiệm.
Bài 6:

Ta có SAB đều nên SA=SB=AB=2aSH=\dfrac{AB\sqrt{3}}{2}=a\sqrt{3}
Lại có HD=\sqrt{AH^2+AD^2}=\sqrt{a^2+a^2}=\sqrt{2}a
Suy ra SD=\sqrt{SH^2+HD^2}=a\sqrt{5}
Tương tự HC=\sqrt{HB^2+BC^2}=\sqrt{5}a
Suy ra SC=\sqrt{SH^2+HC^2}=a\sqrt{8}.
 Ta có SB^2+BC^2=8a^2=SC^2 nên \Delta SBC vuông cân tại B (do BS=BC)
Lại có SA^2+AD^2=5a^2=SD^2 nên \Delta SAD vuông tại A
b) Gọi d là giao tuyến của (SAD)(SBC), ta có \left\{\begin{matrix}BC\subset (SBC)\\AD\subset(SAD)\\AD\parallel BC\\(SAD)\cap (SBC)=d\end{matrix}\right.
Suy ra d\parallel BC\parallel AD.
Ta có SA\perp AD nên SA\perp d tại S
SB\perp BC nên SB\perp d tại S
Từ đó suy ra ((SAD),(SBC))=(SA,SB)
\Delta ABS đều nên \widehat{ASB}=60^o. Suy ra ((SAD),(SBC))=60^o.
c) Ta có SC\subset(SBC)AD\parallel(SBC)
Do đó d(AD,SC))=d(A,(SBC)).
Trong mặt phẳng SAB kẻ AK\perp SB tại K.
Ta có SH\perp BC,AB\perp BCSH,AB\subset (SAB) 
Do đó BC\perp (SAB)
BC\subset (SBC) nên (SBC)\perp(SAB).
Ngoài ra (SBC)\cap(SAB)=SB
AK\subset (SAB)AK\perp SB 
Do đó AK\perp (SBC) tại K$.
Suy ra K là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC).
Ta có \Delta ABC là tam đều nên K là trung điểm SB.
Suy ra SK=AB\sqrt{3}/2=a\sqrt{3}.
Vậy d(SC,AD)=a\sqrt{3}.
d) Gọi Q là giao điểm CDAB.
Ta có \dfrac{AD}{BC}=\dfrac{QD}{QC}=\dfrac{QA}{QB}
Suy ra A là trung điểm QBD là trung điểm QC.
Ta có \dfrac{QA}{QH}=\dfrac{d(A,(SCD))}{d(H,(SCD))}=\dfrac{2}{3}
Suy ra d(A,(SCD))=\dfrac{2}{3}d(H,(SCD)).
Từ H dựng HL vuông với CD tại L.
Chứng minh được (SHL)\perp(SCD).
Lại có (SHL)\cap (SCD)=SL
Trong (SHL) dựng HJ\perp SL tại J.
Khi đó HJ\perp (SHL) tại J.
Suy ra d(H,(SCD))=HJ.

Tính HJ
 Ta có \dfrac{1}{HJ^2}=\dfrac{1}{HL^2}+\dfrac{1}{HS^2}
Ta có \sin Q=\dfrac{BC}{QC}=\dfrac{2a}{\sqrt{BC^2+BQ^2}}=\dfrac{2a}{2\sqrt{5}a}=\dfrac{1}{\sqrt{5}}.
Suy ra HL=QH.\sin Q=\dfrac{3a}{\sqrt{5}}
Suy ra
HJ=\dfrac{3\sqrt{2}a}{4}.

No comments:

Post a Comment