Loading web-font TeX/Math/Italic

Tuesday, April 2, 2019

Định lý về sự bị chặn của các nghiệm thực của một đa thức

Định lý: Cho đa thức P(x)=a_o+a_1x+...+a_nx^n. Gọi x_o là nghiệm thực tuỳ ý của P(x). Khi đó
|x_o|\le 1+M

với M=\max_{0\le i\le n-1}\left|\dfrac{a_i}{a_n}\right|.

Chứng minh
Kết quả là tầm thường nếu |x_o|\le 1. Do đó ta chỉ xét |x_o|>1.  Vì x_o là nghiệm của P(x), nên
a_nx_o^n+...+a_1x_o+a_o=0
\Longrightarrow a_o+a_1x_o+...+a_{n-1}x_o^{n-1}=-a_nx_o^n
\Longrightarrow |x_o|^n=\left|\dfrac{a_o}{a_n}+\dfrac{a_1}{a_n}x_o+...+\dfrac{a_{n-1}}{a_n}x_o^{n-1}\right|
Từ đó suy ra
|x_o|^n\le \left|\dfrac{a_o}{a_n}\right|+\left|\dfrac{a_1}{a_n}\right|.|x_o|+...+\left|\dfrac{a_{n-1}}{a_n}\right|.|x_o|^{n-1}
\le M\left(1+|x_o|+|x_o|^2+...+|x_o|^{n-1}\right)=M\dfrac{|x_o|^n-1}{|x_o|-1}<\dfrac{M|x_o|^n}{|x_o|-1}
Từ đó ta có |x_o|<1+M.
Bài toán: Có tồn tại hay không đa thức hệ số nguyên P(x) thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
  1. P(x) không là đa thức không.
  2. Các hệ số của P(x) nằm từ (-r,r).
  3. P(x) chia hết cho x^2-rx-1.
(trong đó r là số nguyên dương nào đó).

Giải.
Giả sử tồn tại đa thức hệ số nguyên thoả mãn các điều kiện trên với
P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_o.
Nhận xét rằng phương trình x^2-rx-1=0 có hai nghiệm x_1>x_2 xác định như sau:
x_1=\dfrac{r+\sqrt{r^2+4}}{2}, x_2=\dfrac{r-\sqrt{r^2+4}}{2}
 
Từ đó suy ra x_1>r.
P(x) chia hết cho x^2-rx-1 nên x_1 là nghiệm của P(x). Theo định lý trên ta có
x_1=|x_1|<1+M
Mặt khác ta có |a_i|\le r-1|a_n|\ge 1 nên M\le r-1. Từ đó suy ra 
x_1<1+(r-1)=r
Đây là điều mâu thuẫn với x_1>r.
Do đó không tồn tại đa thức P(x) thoả các điều kiện trên.

No comments:

Post a Comment